Từ xưa rượu tỏi đã được dùng để điều trị các bệnh về khớp, dạ dày hay yếu sinh lý. Vậy cách ngâm rượu tỏi và sử dụng nó như nào cho hiệu quả. Cùng tìm hiểu nhé!
Danh Mục
1. Tỏi và rượu tỏi có những công dụng gì ?
1.1. Tỏi
Trong tỏi thì alien chiếm chủ yếu. Chất này phải giã dập tỏi ra mới có được. Loại axit amin này chống viêm và giảm đau tốt. Nên nó hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng oxy hóa. Ngoài ra nó cũng có nhiều chất khoáng và vitamin nữa.
Một vài công dụng của tỏi có thể kể đến là:
- Giúp máu lưu thông dễ dàng, hạn chế máu đông
- Giảm mỡ trong máu
- Loại bỏ kim loại nặng
- Ngăn ngừa lão hóa, chống viêm, chống oxy hóa
- Là chất kháng sinh,sát khuẩn tự nhiên
- Nâng cao hệ miễn dịch
1.2. Rượu ngâm tỏi
Y học cổ truyền chỉ ra rượu tỏi có thể giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Chống được nhiều bệnh khác nhau. Cụ thể là các bệnh dưới đây.
1.2.1 Chữa đau xương khớp
Theo nghiên cứu tỏi có nhiều chất chống oxy hóa. Nên nó có khả năng kháng viêm cũng như giảm đau hiệu quả. Do đó người ta dùng nó để điều trị tình trạng viêm khớp tốt.
1.2.2. Điều trị viêm đường hô hấp
Dùng rượu tỏi súc miệng hay uống 1 chút rượu tỏi có khả năng điều trị các bệnh viêm họng tốt. Vì nó có tính sát khuẩn nên làm sạch cuống họng an toàn. Sau đó thì các bệnh về đường hô hấp cũng giảm bớt.
1.2.3. Có tác dụng với các bệnh về tim
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rượu tỏi hỗ trợ tốt quá trình điều trị tim mạch và có khả năng giáng áp tốt. Nhưng nếu dùng thời gian dài cần căn chỉnh liều lượng cho thích hợp. Vì tỏi là tính ấm dễ gây khó đi ngoài. Nên bổ sung nhiều chất xơ trong quá trình điều trị.
1.2.4. Điều trị các bệnh về tiêu hóa
Những bệnh về đường tiêu hóa như ợ chua, dạ dày, ăn uống không tiêu đều có thể dùng rượu tỏi điều trị. Mỗi lần 1 thìa nhỏ. Ngày 2 lần là tình trạng được cải thiện.
2. Khi dùng rượu tỏi chữa bệnh cần lưu ý những điều gì về cách ngâm?
Từ xưa người ta đã biết dùng rượu tỏi để điều trị các bệnh xương khớp, trĩ hay tình trạng yếu sinh lý rồi. Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và khẳng định được công dụng của bài thuốc này. Nhưng uống như nào để mang lại kết quả tốt. Dưới đây là những điều bạn cần chú ý.
Dùng rượu tỏi chữa yếu sinh lý, tiểu đường, rượu tỏi chữa bệnh xương khớp, bệnh trĩ… là cách đã được áp dụng từ lâu. Thông qua nghiên cứu và thực tiễn, người ta đã chứng minh được hiệu quả của bài thuốc này. Tuy nhiên, rượu tỏi uống như thế nào cho tốt thì không phải ai cũng biết. Để bài thuốc này mang lại hiệu quả tốt, bạn nên nắm rõ các thông tin dưới đây:
2.1. Thời gian sử dụng rượu tỏi
Không có thời gian cụ thể dùng rượu tỏi. Điều này căn cứ vào số tỏi ngâm rượu của bạn. Theo công thức cứ 40g tỏi cần 100ml rượu sẽ dùng được 3 tuần. Như vậy có thể suy ra dùng 10 ngày thì ngâm tiếp đợt 2. Cứ như vậy gối đầu nhau.
Còn ai có ý định dùng rượu tỏi điều trị cao huyết áp thì nên giảm lượng tỏi xuống.
2.2. Dùng rượu tỏi hàng ngày có tốt?
Nhiều người muốn dùng rượu tỏi hằng ngày nhưng lại không hề biết uống thường xuyên được không. Theo các chuyên gia thì tác dụng phụ của nó là ít nhưng nếu lạm dụng thì hậu quả cũng nghiêm trọng. Nên chỉ dùng theo liều lượng mà thôi. Còn không thì sẽ bị loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa, nổi mụn,… Do đó khi dùng hằng ngày bạn nhớ chú ý liều lượng sử dụng nhé!
2.3. Uống rượu tỏi đúng cách
Rượu tỏi cần dùng đúng cách, đúng liều lượng mới an toàn. Dưới đây là 1 vài chú ý khi dùng rượu tỏi”
- Các bác sĩ chỉ ra thời điểm tốt nhất để uống rượu tỏi là sáng và trước khi đi ngủ. Nếu uống sai công dụng của nó sẽ giảm. Thậm chí còn có hại. Do đó bạn cần đặc biệt chú ý khi dùng rượu tỏi nhé!
- Rượu tỏi không được dùng quá vì có thể gây ra tác dụng phụ.
- Mẹ bầu, trẻ nhỏ dưới 3 tuổi hay người đau mắt đỏ, mụn nhọt không dùng rượu tỏi.
- Người tiêu chảy, người già hay người đang điều trị các bệnh về gan thận không dùng rượu tỏi.
- Không dùng rượu tỏi khi chuẩn bị phẫu thuật. Vì nó có thể làm máu khó đông hơn.
3. Những điều cần biết khi dùng rượu tỏi
3.1 Lưu ý khi sử dụng rượu tỏi
Mùi củ tỏi rất nồng nên dù ngâm rượu mùi của nó cũng không mất đi đâu. Để giảm mùi tỏi sau khi dùng rượu tỏi thì nên ăn 1 chút trái cây tươi.
Khi dùng rượu tỏi điều trị viêm xoang nên dùng cả nước muối sinh lý để giữ sạch đường hô hấp. Bệnh tình cũng tiến triển tốt hơn.
Cùng với đó thì duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt lành mạnh. Tránh đồ cay nóng, rượu, bia, thuốc lá,…
Với người bị viêm khớp, sưng khớp thì lấy rượu tỏi xoa bóp sẽ rất tốt.
Rượu tỏi còn được khuyến khích dùng cho người tiêu hóa kém. Nhưng lại không nên dùng cho người chảy máu hệ tiêu hóa hay dạ dày viêm loét. Kể cả ăn tỏi sống cũng không nên vì sẽ làm bệnh nặng hơn.
Theo ghi nhận có 1 vài người sau khi dùng rượu tỏi thì tình trạng cao huyết áp giảm. Vì rượu tỏi có thể giảm huyết áp. TUy nhiên sau đó nó lại tăng trở lại. Lý giải điều này là do tỏi nóng nên dùng quá liều sẽ có hiện tượng trên.
Những người có bệnh về mắt, về gan hay về thận thì không nên dùng. Kể cả người bị nóng trong người cũng hạn chế. Ai đang sử dụng thuốc chống đông máu thì trước khi dùng cần xin ý kiến bác sĩ.
Những đối tượng như mẹ bầu hay trẻ nhỏ tuyệt đối không dùng. Không lạm dụng rượu tỏi
Dù dùng rượu tỏi chữa bệnh gì như viêm xoang cũng cần thời gian dài và liều lượng vừa đủ. Và nó chỉ thực sự tốt khi bệnh ở giai đoạn đầu.
3.2 Phương pháp bảo quản rượu tỏi
Sau khi ngâm rượu tỏi bạn nên để ở nơi thoáng mát. Duy trì nhiệt độ dưới 25 độ C là tốt nhất.
Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Để lâu rượu sẽ mất dần công dụng. Tốt nhất nên dùng trong vòng 1 năm thôi.
5. Lời kết
Chúng mình tin các bạn đã có được những thông tin thực sự hữu ích về rượu tỏi. Nhưng cũng cần nhớ, dù nó có tốt cho sức khỏe như nào thì cũng không lạm dụng nó nhé!