Đau dạ dày là căn bệnh lý phổ biến ở đường tiêu hóa. Những cơn đau âm ỉ, kéo dài khi quá đói hoặc quá no gây vô cùng khó chịu. Để tránh những tình trạng đó, cần phải phòng tránh đúng cách. Hãy cùng Central Pharmacy khám phá chi tiết những cách phòng ngừa đau dạ dày cực hữu ích cho bạn ngay trong bài viết dưới đây.

1. Chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh

Những thói quen không tốt khiến cơ thể dễ bị đau dạ dày, bao gồm ăn uống không đúng giờ, nhai vội vàng, không tập trung khi ăn, ăn quá khuya, thức ăn không nấu chín, món ăn quá chua cay,… Thiết lập cho mình chế độ ăn uống đúng cách, lành mạnh để bảo vệ dạ dày và đường tiêu hóa khỏe mạnh.

1.1. Ăn chín, uống sôi

Những món ăn tươi sống hoặc nấu chín tái như gỏi cá, phở tái, nem chua,… tuy cho chúng ta cảm giác ngon miệng nhưng có thể gây ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột.

Những món ăn sống có thể nhiễm nấm, động vật nguyên sinh, vi khuẩn: Những tác nhân này có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua thức ăn. Có nghiên cứu chỉ ra rằng 80% người bị đau dạ dày được chẩn đó do vi khuẩn HP.

Do đó, nguyên tắc ăn chín uống sôi là nguyên tắc hàng đầu trong dự phòng bệnh đau dạ dày.

1.2. Ăn uống đúng giờ giấc

Dạ dày có cơ chế bài tiết dịch để tiêu hóa thức ăn theo giờ giấc. Khi ăn quá muộn hoặc quá sớm hay bỏ bữa sáng, acid dịch vị tiết ra nhưng không có thức ăn để tiêu hóa. Điều này dẫn đến nồng độ dịch vị cao, có thể gây phá hủy niêm mạc dạ dày làm rối loạn tiêu hóa. Do đó, nên hạn chế tình trạng làm việc quá mức, quên ăn, không những gây căng thẳng mà còn làm hại dạ dày. Cùng với đó là việc bỏ bữa sáng cũng gây nguy cơ loét dạ dày tá tràng.

Ăn uống đúng giờ ngăn ngừa tối đa tình trạng đau dạ dày

Ăn uống đúng giờ ngăn ngừa tối đa tình trạng đau dạ dày

1.3. Lưu ý khác cho người bị đau dạ dày

Ngoài 2 ý chính trên, người đau dạ dày cũng cần chú ý điều chỉnh những thói quen không tốt và xây dựng những hoạt động tốt như sau:

Xem ngay:  Khi chọn sữa cho trẻ, mẹ cần lưu ý 3 điều này!

– Nhai kỹ trước khi nuốt để cho dạ dày không phải hoạt động quá mức.

– Không nên vừa ăn vừa uống. Để bảo vệ đường tiêu hóa, uống nước khoa học cũng là điều quan trọng, nên uống 1 cốc nước ít nhất 30 phút trước và sau khi ăn.

– Chỉ ăn đủ no: Không nên ăn quá nhiều thức ăn cùng một lúc để tránh dạ dày quá tải và gây đau.

– Sau khi ăn uống xong, tránh hoạt động thể lực mạnh, chỉ nên vận động nhẹ nhàng.

– Không nên ăn quá nhiều thức ăn mặn, giữ thói quen nêm gia vị nhạt, hạn chế nước ngọt có ga và rượu bia.

– Nên thường xuyên ăn những thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa như chuối, táo, thực phẩm thô, gừng, đậu bắp,… Tránh những thực phẩm tác động xấu đến dạ dày, bao gồm đồ ăn cay nóng, đồ lên men, đồ chua, hoa quả cứng,…

Xem thêm: enlightenedĐau dạ dày – Nên ăn gì và kiêng ăn gì?

2. Điều trị bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, ung thư

Các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, ung thư cũng làm tăng nguy cơ đau dạ dày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Hormon thyroxin và triiodothyronin được tiết ra bởi tuyến giáp gây tác động đến nhiều loại enzym chuyển hóa thức ăn trong cơ thể. Khi hormon sản xuất không đủ, chức năng tiêu hóa bị giảm đáng kể làm xuất hiện cơn đau dạ dày.

Ngoài ra, dấu hiệu đau dạ dày có thể là cảnh báo của bệnh ung thư dạ dày, ung thư túi mật hoặc tuyến tụy. Tình trạng này xuất hiện muộn cùng với chán ăn, sụt cân, đi ngoài ra máu,… Do đó việc dự phòng bệnh đau dạ dày cần đi kèm với việc điều trị trước các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp hoặc ung thư.

3. Bỏ hút thuốc lá

Thuốc lá đã được chứng minh gây nguy hại, đe dọa đến nhiều cơ quan trong cơ thể, trong đó có dạ dày. Hạn chế tối đa số lượng thuốc hút vào mỗi này sẽ giúp người bệnh bảo vệ dạ dày.

Bỏ thuốc từ từ sẽ cho một một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật

Bỏ thuốc từ từ sẽ cho một một cơ thể khỏe mạnh, tránh xa bệnh tật

4. Giảm cân nếu cần thiết

Ở những người thừa cân, tình trạng trào ngược tăng cao hơn ở người bình thường. Việc duy trì cân nặng lý tưởng còn giúp giảm nguy cơ ợ chua cùng với các bệnh lý khác như tim mạch, huyết áp,… Đây là 1 biện pháp phòng chống đau dạ dày hiệu quả.

5. Kiểm soát tốt căng thẳng

Cuộc sống hiện đại giúp chúng ta có nhiều kiến thức hơn cũng phải làm việc nhiều hơn, nếu không kiểm soát được có thể ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống do nhiều tác hại cảu nó.

Xem ngay:  Cảm cúm nên ăn gì và không nên ăn gì?

Khi cơ thể phải chịu áp lực sẽ tác động tiêu cực đến dây thần kinh ở đường tiêu hóa, yếu tố này dễ làm xuất hiện cơn đau. Nếu chúng kéo dài mà không được chữa trị sẽ ngày càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý về dạ dày, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, căng thẳng dễ khiến tái phát bệnh đau dạ dày, cả hội chứng ruột kích thích. Nên sắp xếp thời gian nghỉ ngơi và làm việc hợp lý để luôn giữ tâm trạng được tốt nhất.

Căng thẳng làm ảnh hưởng đến dạ dày

Căng thẳng làm ảnh hưởng đến dạ dày

6. Tránh sử dụng thuốc bừa bãi, tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ

Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau chống viêm không Steroid có tác dụng phụ trên đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, thủng tiêu hóa… 

Khi không dùng đúng cách, dùng quá liều chỉ định hoặc tự ý dùng thuốc kéo dài có thể dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Vì vậy cần tuân thủ tuyệt đối việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa bệnh.

7. Hạn chế rượu bia

Khi cơ thể tiêu thụ quá nhiều rượu bia sẽ ức chế bài tiết enzyme tiêu hóa thức ăn. Việc này khiến thức ăn không được phân giải ở các bộ phận sau của ống tiêu hóa, gây tổn thương niêm mạc.

Thức uống có cồn còn ức chế sản xuất chất nhầy làm niêm mạc ruột không được bảo vệ. Đồng thời, nó lại kích thích bài tiết ra nhiều acid dịch vị dễ gây ra tổn thương dạ dày. Hậu quả gây đau vùng thượng vị dữ dội, nóng rát, cồn cào, buồn nôn, nôn nhiều, khó tiêu…

Để ngăn ngừa đau dạ dày, cần hạn chế việc tiêu thụ rượu bia quá mức là điều cần thiết.

Biết từ chối rượu bia là bảo vệ dạ dày của bạn

Biết từ chối rượu bia là bảo vệ dạ dày của bạn

Xem thêm: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị đau dạ dày. Nếu gặp phải những dấu hiệu của đau dạ dày người bệnh nên thận trọng đến cơ sở y tế công hoặc phòng khám uy tín. Sử dụng thuốc tây hoặc phác đồ chăm sóc trực tiếp từ bác sĩ để cải thiện tối đa tình trạng bệnh.

Lời kết

Bệnh đau dày rất dễ hình thành khi chế độ sinh hoạt không hợp lý. Chỉ với những thói quen nhỏ không tốt nhưng thường xuyên thực hiện có thể khiến cơ thể mắc bệnh. Chính vì vậy nên xây dựng cho bản thân và người xung quanh những thói quen tốt để bảo vệ dạ dày khỏe mạnh. Mong rằng với thông tin của chúng tôi có thể giúp ích được cho bạn. Chúc mọi người thật nhiều sức khỏe.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *